Giá vé và chính sách vào cửa Công viên giải trí

Trong Europa-Park, ở bang Baden-Württemberg, ĐứcTrong Disneyland Paris

Các công viên giải trí có nguồn thu chủ yếu từ phí vào cửa thu từ khách vào công viên. Các nguồn thu nhập khác bao gồm phí đậu xe, kinh doanh ẩm thực, nước giải khát và đồ lưu niệm.

Trả tiền tại trò chơi

Ở một số công viên sử dụng hình thức trả tiền tại trò chơi thì giá vé vào cổng thường rẻ hoặc miễn phí. Sau đó nếu khách muốn chơi trò chơi nào sẽ trả tiền vé riêng biệt cho trò chơi đó ngay tại lối vào trò chơi, hoặc trả tiền cho một tấm vé chơi một vài trò được bán riêng (cũng có thể có hình thức mua token - một loại đồng xu được mua để chơi game). Giá vé trò chơi thường dựa trên độ phức tạp và độ nổi tiếng của trò chơi. Lấy ví dụ, một người khách có thể chỉ mua 1 vé để chơi trò vòng quay ngựa gỗ nhưng sẽ cần mua 4 vé cho một lượt đi tàu lượn cao tốc.

Công viên có thể cho phép du khách thanh toán 1 vé duy nhất cho phép vào chơi với số lần không hạn chế tất cả các trò chơi trong công viên nhưng trong một khoảng thời gian nhất định.

Công viên Luna Park tại MelbourneTàu lượn vòng siêu tốc trong Công viên Văn hóa Đầm Sen, TP Hồ Chí Minh

Disneyland mở cửa năm 1955 theo hình thức trả tiền tại trò chơi[5] Ban đầu vé được thu ngay tại từng trò chơi theo dạng đồng coin. Sau một thời gian ngắn đã nảy sinh vấn đề quản lý quá nhiều số lượng đồng coin, dẫn tới yêu cầu phát triển một hệ thống vé mới. Trong hệ thống vé này, khách sẽ thanh toán một "sổ vé" (ticket book) trong đó chứa số thứ tự của các vé được đặt tên lần lượt là A, B & C sử dụng cho từng nhóm trò chơi. Các trò chơi sử dụng loại vé A là những trò chơi khá đơn giản, dễ chơi, loại vé B & C thì được sử dụng cho những trò chơi lớn hơn, phức tạp và hoạt động nhiều hơn. Sau đó loại vé D đã được thêm vào và cuối cùng là loại vé E, loại vé nổi tiếng với các trò chơi lớn, công phu, rất thu hút người chơi như trò Space Mountain. Người mua loại vé nhỏ có thể mua nâng cấp thành loại vé lớn (ví dụ 2 hoặc 3 vé loại A sẽ đổi được 1 vé loại B). Disneyland, hoặc còn được biết đến với Magic Kingdom tại Walt Disney World, cuối cùng đã ngưng sử dụng hệ thống vé này vào năm 1982.

Ưu điểm của hình thức vé trả tiền tại trò chơi như sau:

  • Khách chỉ phải trả cho riêng trò chơi nào mà họ muốn trải nghiệm, và cho phép họ vào chơi trong công viên trong một khoảng thời gian ngắn (so với loại hình "Trả 1 lần duy nhất" khách thường phải ở lại chơi trong công viên "càng lâu càng tốt" để tận dụng giá trị vé). 
  • Giá vé cho từng trò chơi có thể thay đổi linh động nhằm khuyến khích khách chơi hoặc để quảng bá cho trò chơi.
  • Thích hợp nhất cho những công viên nằm trong một cụm tổ hợp các công trình mang tính mua sắm - giải trí khác (ví dụ: cụm siêu thị shopping hoặc nhà hát, nhà hàng, các công trình không trực thuộc quản lý của công viên) hoặc có các trò chơi ngoài trời phụ trợ mà các trò chơi này không thích hợp để bán vé. Lấy ví dụ, Centreville Amusement Park là một trong những công viên giải trí dọc bờ biển trên đảo Toronto với các câu lạc bộ bơi thuyền, và hệ thống trả tiền tại trò chơi tại đây rất thích hợp cho những du khách chỉ muốn ở lại chơi 1-2 giờ trong công viên. Hoặc những công viên nằm trong trung tâm thương mại lớn như West Edmonton Mall's Galaxyland, nơi các trò chơi rải đều theo các gian hàng mua sắm, và khách chơi trò chơi xen lẫn với khách mua sắm đơn thuần, thì áp dụng hình thức trả tiền ngay tại trò chơi là hợp lý, khi không thể phân vùng công viên hay chia nhỏ vùng quản lý cho một tấm vé tổng hợp.

Khuyết điểm của hình thức trả tiền tại trò chơi ở chỗ:

  • Khách chơi có thể thấy phiền hà khi phải liên tục trả tiền/tốn tiền từ trò chơi này qua trò chơi khác.
  • Khách có thể không muốn chi thêm nhiều cho các khoản khác như ăn uống, đồ lưu niệm,...
  • Làm gia tăng số lượng khách-chi-thấp, và khi lợi nhuận không thể tăng cao hơn được nữa gây khó khăn cho sự hoạt động cũng như mở rộng công viên[6]

Trả một lần

Công viên giải trí sử dụng hình thức trả một lần sẽ tính cho khách một lần vé duy nhất với số tiền khá cao. Khách sau đó sẽ được quyền chơi tất cả hoặc hầu như tất cả các trò chơi (thường bao gồm luôn tàu cao tốc) mà họ muốn trong suốt thời gian trong công viên. Vé 1 ngày (daypass) là hình thức vé cơ bản nhất được bán ra, ngoài ra cũng có hình thức vé theo mùa (season ticket) có hiệu lực cho một mùa nào đó trong năm (hoặc cả năm)[7] (với một số đặc quyền cộng thêm cho những trò chơi mới), và loại vé lượt nhanh (express pass) cho phép khách mua có quyền ưu tiên tham gia ngay trò chơi mà không phải xếp hàng chờ đợi đến lượt đối với các trò chơi nổi tiếng có nhiều người chơi.

Công viên áp dụng hình thức vé trả một lần cũng có thể có các trò chơi không được bao gồm trong vé; những trò chơi này gọi là những trò "trả tiền thêm", ví dụ như trò Skycoasters, trò chơi mà người chơi hay (người thắng cuộc) có thể được thêm giải thưởng.

Ưu điểm của hình thức trả một lần bao gồm:

  • Giảm chi phí vận hành công viên, bởi không cần từng người hay hệ thống soát vé ở từng trò chơi nữa;
  • Khách không cần phải lo về việc phải tiêu tiền liên tục vào các trò chơi, và họ có thể tiêu nhiều hơn vào việc ăn uống và mua đồ lưu niệm;
  • Đơn giản hơn trong việc tổ chức và quản lý bán vé qua internet;
  • Rất thích hợp đối với những công viên giải trí lớn ở ngoại ô hay vùng thôn dã, mà công viên là nơi duy nhất để người ta giải trí, và như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc tính phí cao đối với khách vào chơi công viên;
  • Việc nâng cao lợi nhuận sẽ cho phép công viên thêm nhiều trò chơi mới lạ hơn.

Nhược điểm của hình thức trả một lần:

  • Giá cả sẽ trở thành vấn đề đối với những khách chỉ muốn vào công viên với mục đích đi chung với gia đình hoặc chơi rất ít trò chơi;
  • Khách thường sẽ tự ép mình ở lại hàng giờ hoặc cả ngày chơi trong công viên để "tranh thủ" hết giá trị của vé, do đó số lượng khách lưu lại cả ngày sẽ đông hơn số lượng khách vào tham quan nhanh, làm tăng sự phức tạp trong quản lý cũng như những vấn đề kéo theo khác.